Xuất hiện xe máy Trung Quốc đậm chất chơi, cạnh tranh Honda CT125
Cạnh đó, giám sát chặt chẽ công tác bảo vệ môi trường tại các làng nghề (như làng nghề Phong Khê đã được Bộ TN-MT thành lập tổ giám sát định kỳ) và điểm nóng về môi trường như làng nghề Mẫn Xá...Liverpool chính thức đánh bại các ‘ông lớn’ trong thương vụ chiêu mộ Gakpo
Ngày 3.3, Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM tổ chức hội nghị công bố đề án sắp xếp tổ chức bộ máy và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Khi TP.HCM sắp xếp lại tổ chức bộ máy, Sở Văn hóa và Thể thao tiếp nhận chức năng quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản từ Sở Thông tin và Truyền thông, đồng thời tổ chức lại đầu mối bên trong.Sở Văn hóa và Thể thao là 1 trong 16 cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND TP.HCM sau khi sắp xếp. Hiện cơ quan này có 10 phòng ban chuyên môn và 25 đơn vị sự nghiệp công lập, đảm bảo giảm tối thiểu 15% như quy định.Lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM gồm: ông Trần Thế Thuận làm giám đốc và 5 phó giám đốc ông Võ Trọng Nam, bà Nguyễn Thị Thanh Thúy, ông Nguyễn Nam Nhân, ông Nguyễn Minh Nhựt và ông Nguyễn Ngọc Hồi.Nhận nhiệm vụ mới, ông Nguyễn Ngọc Hồi, Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao (nguyên Phó giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông) khẳng định sẽ nhanh chóng tiếp cận công việc và nỗ lực hết sức mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Ông cũng mong nhận được sự quan tâm, chỉ đạo từ ban giám đốc, sự hỗ trợ của đội ngũ cán bộ, viên chức trong ngôi nhà chung ngành văn hóa, thể thao, truyền thông.Trao đổi tại hội nghị, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Trần Thế Thuận bày tỏ sự tri ân và trân trọng những đóng góp của các nhân sự nhận nhiệm vụ mới, trong đó có nhiều người giữ chức vụ thấp hơn.Năm 2025, TP.HCM được giao nhiệm vụ cùng các cơ quan Trung ương tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước. Ông Thuận cho biết trong 5 tiểu ban của thành phố thì Sở Văn hóa và Thể thao đóng vai trò thường trực 4 tiểu ban.Năm nay, TP.HCM cũng tổ chức một số lễ kỷ niệm quan trọng như 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, 80 năm Ngày Quốc khánh 2.9… Trong đó, lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam là một trong những hoạt động lớn của ngành.Đánh giá nhiệm vụ trong năm 2025 rất nặng nề, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao yêu cầu các phó giám đốc làm việc với từng phòng ban chuyên môn để xây dựng kế hoạch hoàn chỉnh. Ông lưu ý chiến lược phát triển văn hóa, thể thao và thông tin truyền thông cần phải hòa quyện vào nhau.Nhấn mạnh truyền thông là công tác không thể thiếu trong phát triển của toàn ngành, ông Thuận tin tưởng nếu phát huy tốt vai trò của từng đơn vị, sự đoàn kết tập thể thì ngành sẽ mạnh lên rất nhiều. "Chúng ta cùng đoàn kết, gắn bó, cộng đồng trách nhiệm để phát triển đơn vị ngày càng tốt hơn", ông Thuận chia sẻ thêm.Thực hiện chủ trương tinh gọn bộ máy, Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM sắp xếp lại các phòng ban, đơn vị sự nghiệp như sau:Sắp xếp, chuyển chức năng của Phòng Tổ chức lễ và sự kiện về Văn phòng sở và Phòng Xây dựng nếp sống văn hóa, gia đình.Sáp nhập Phòng Báo chí và Phòng Xuất bản, In, Phát hành thành Phòng Báo chí – Xuất bản, ông Trịnh Hữu Anh làm Trưởng phòng.Sắp xếp Trung tâm Văn hóa và Trung tâm Thông tin triển lãm thành Trung tâm Văn hóa và Triển lãm TP.HCM, ông Lê Đức Pháp làm Giám đốc.Sắp xếp Nhà hát Nghệ thuật Phương Nam, Trung tâm Ca nhạc nhẹ, Trung tâm Tổ chức biểu diễn và Điện ảnh thành Trung tâm Nghệ thuật TP.HCM, ông Lê Hồng Sơn làm Giám đốc.Sắp xếp Trung tâm Thể thao dưới nước Yết Kiêu, Câu lạc bộ Thể dục thể thao Thanh Đa thành Trung tâm Thể thao dưới nước TP.HCM, ông Hoàng Đức Tân làm Giám đốc.Sắp xếp Nhà thi đấu Thể dục thể thao Phú Thọ, Nhà tập luyện thể thao Phú Thọ, Câu lạc bộ Bơi lặn Phú Thọ, Trung tâm Huấn luyện – Thi đấu Thể dục thể thao thành Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao TP.HCM, ông Lý Đại Nghĩa làm Giám đốc.
Vắng 3 hậu vệ, sức mạnh của Indonesia đấu đội tuyển Việt Nam có bị ảnh hưởng?
Sáng nay 15.1.2025, Công ty Cổ phần Vacxin Việt Nam (VNVC) chính thức ký kết hợp đồng thiết kế Nhà máy sản xuất vắc xin và sinh phẩm VNVC với Tập đoàn Rieckermann (Đức) - nhà thiết kế hàng đầu thế giới về lĩnh vực nhà máy vắc xin và dược phẩm.Rieckermann là tập đoàn uy tín toàn cầu, có hơn 130 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế nhà máy sản xuất dược phẩm, vắc xin và sinh phẩm trên toàn thế giới. Rieckermann đã thiết kế nhiều nhà máy sản xuất vắc xin và dược phẩm của các tập đoàn lớn hàng đầu thế giới như GSK, MSD, Roche… theo các tiêu chuẩn cao cấp về nhà máy sản xuất dược phẩm GMP của EU, FDA, PIC/S, WHO.Để đáp ứng các yêu cầu cao từ phía VNVC, Rieckermann đã sử dụng tối ưu diện tích hơn 26.000 m2 để thiết kế một khu nhà máy phức hợp hiện đại gồm các khu vực sản xuất vắc xin và sinh phẩm, tòa nhà nuôi và nghiên cứu trên động vật; các khu vực tiện ích khác. Tất cả đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn cao tầm quốc tế.Trong đó, khu vực nhà máy sản xuất vắc xin và sinh phẩm phải đạt các tiêu chuẩn về GMP cao cấp của EU, FDA, PIC/S và WHO. Tòa nhà chuyên biệt nuôi động vật thí nghiệm để thực hiện các thử nghiệm tiền lâm sàng và lâm sàng cho vắc xin, sinh phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế GLP (thực hành tốt phòng kiểm nghiệm) và AAALAC (tiêu chuẩn đánh giá và công nhận chăm sóc động vật thí nghiệm quốc tế). Đây đều là những tiêu chuẩn cao cấp đảm bảo các tiêu chuẩn pháp lý và nhân đạo rất quan trọng của lĩnh vực này.Đặc biệt, toàn bộ nhà máy được thiết kế theo tiêu chuẩn LEED (Leadership in Energy & Environmental Design). Đây là tiêu chuẩn quốc tế nghiêm ngặt cho một công trình xây dựng xanh toàn diện, bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng và tiến đến phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) theo xu hướng hiện đại của thế giới. Đây sẽ là nhà máy vắc xin đầu tiên của Việt Nam đảm bảo tiêu chuẩn này, thực hiện mục tiêu cắt giảm tổng lượng khí thải nhà kính về 0 của Việt Nam đến năm 2050.Như vậy, khi đi vào hoạt động, Nhà máy VNVC sẽ là nhà máy vắc xin đầu tiên tại Việt Nam đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế về công nghệ và môi trường. Nhà máy đặt dấu mốc mới và quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững cho ngành tiêm chủng vắc xin Việt Nam, góp phần sớm đưa Việt Nam trở thành nước tự chủ vắc xin nhằm đảm bảo an ninh y tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dược Việt Nam trên phạm vi quốc tế.Phát biểu tại buổi ký kết, ông Jorge Domingo Guerra - Giám đốc phát triển kinh doanh Tập đoàn Rieckermann, cho biết dự án này không chỉ minh chứng cho sự phát triển vượt trội trong việc nâng cao cơ sở hạ tầng dược phẩm sinh học của Việt Nam mà còn là một bước tiến trong việc giải quyết các thách thức sức khỏe toàn cầu.Ông Jorge Domingo Guerra cam kết Rieckermann sẽ cung cấp cho VNVC một thiết kế sáng tạo, đẳng cấp và đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, tiêu chí quốc tế về mức độ an toàn, hiệu quả và tính bền vững lâu dài, đảm bảo sản xuất liên tục các loại vắc xin và các sản phẩm sinh phẩm quan trọng theo các công nghệ hiện đại hàng đầu thế giới."Bằng cách tận dụng chuyên môn và kinh nghiệm trong các giải pháp kỹ thuật, chúng tôi tự tin rằng nhà máy sản xuất vắc xin của VNVC sẽ trở thành trụ cột của Việt Nam trong nỗ lực đảm bảo nguồn cung các loại vắc xin, sinh phẩm quan trọng cho người dân trong nước và thế giới. Hợp tác này không chỉ xây dựng một cơ sở mà còn đặt nền móng cho một tương lai khỏe mạnh bền vững hơn", ông Jorge Domingo Guerra chia sẻ trong phần phát biểu.Nhà máy sản xuất vắc xin và sinh phẩm VNVC sẽ là một trong những nhà máy đầu tiên tại Đông Nam Á đầu tư lớn cho dây chuyền sản xuất hiện đại gồm công nghệ đóng lọ, xilanh và bút tiêm; đặc biệt là dây chuyền chiết rót và đóng gói dạng lọ, xilanh, bút tiêm theo công nghệ isolator - đây là công nghệ sản xuất vô trùng hiện đại của thế giới, được VNVC đưa đầu tiên tại Việt Nam, đến thời điểm hiện nay.Dự kiến khi đi vào hoạt động, nhà máy VNVC sẽ hợp tác với các nhà sản xuất vắc xin hàng đầu thế giới, tham gia từng bước các công đoạn trong quá trình sản xuất vắc xin và sinh phẩm, tiến tới nhận chuyển giao công nghệ để sản xuất độc lập.Trước đó vào tháng 10-2024, VNVC đã bước đầu thỏa thuận hợp tác, hướng đến chuyển giao công nghệ, sản xuất một số vắc xin của hãng dược phẩm hàng đầu thế giới Sanofi (Pháp) tại nhà máy của VNVC như vắc xin cúm, vắc xin 6 trong 1, giúp Việt Nam chủ động nguồn vắc xin chất lượng cao cho trẻ em và người lớn, không chỉ phụ thuộc nguồn nhập khẩu.Ngoài sản xuất vắc xin, khu phức hợp nhà máy VNVC cũng chuẩn bị các hạ tầng hiện đại cho việc nghiên cứu khoa học, thử nghiệm lâm sàng vắc xin, tạo điều kiện thuận lợi để quy tụ đội ngũ chuyên gia hàng đầu thế giới trong và ngoài nước đến làm việc.Cùng với việc VNVC khởi động nhà máy vắc xin và sinh phẩm, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, thành viên cùng hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe với VNVC, dự kiến khởi công xây dựng trường Đại học Tâm Anh vào cuối năm nay, góp phần nâng cao năng lực trong lĩnh vực giáo dục, khám chữa bệnh, y tế dự phòng, sản xuất vắc xin và sinh phẩm chất lượng cao, chủ động nâng cao chất lượng cuộc sống toàn diện cho người dân Việt Nam.
Sự kiện không chỉ là sân chơi thể thao đẳng cấp mà còn là hành trình kết nối cảm xúc, thể hiện sự tri ân chân thành và sâu sắc gửi đến những khách hàng, đối tác trân quý đã đồng hành cùng ngân hàng suốt chặng đường 35 năm đầy tự hào.Với chủ đề "Happy Spring, Happy Life" - giải golf khởi động cho hành trình đầy hy vọng và lạc quan. Eximbank và các khách hàng, đối tác cùng nhau chào đón mùa xuân, mùa của khởi đầu mới, mùa của khát vọng cho một năm mới đầy hứa hẹn, cho những cơ hội mới đang chờ đón phía trước.Không chỉ là những cuộc tranh tài kịch tính trên sân, giải golf còn là không gian để chia sẻ, kết nối và tri ân. Đây là dịp để Eximbank gửi lời cảm ơn sâu sắc đến những khách hàng, đối tác đã luôn sát cánh, tin tưởng và đồng hành trong suốt chặng đường phát triển của ngân hàng. Mỗi khách hàng, mỗi đối tác đều là một phần không thể thiếu trong thành công của Eximbank, và giải golf này là cơ hội để nhìn lại, tôn vinh những giá trị bền vững trong mối quan hệ gắn kết bền vững.Sự thành công của giải đấu năm nay không thể thiếu sự đồng hành của các nhà tài trợ: Opes, AZ-Plus, Công ty Liên Á Quốc Tế - NPP Audi Việt Nam (Audi Việt Nam) và Bình Minh Group. Chính sự tham gia nhiệt tình và tâm huyết của các đối tác này đã giúp nâng tầm sự kiện, tạo nên không gian đầy ắp những kết nối giá trị và những khoảnh khắc đáng nhớ, minh chứng cho sự hợp tác bền chặt và cùng nhau hướng tới tương lai phát triển lâu dài.Giải Eximbank Golf Tournament 2025 khép lại, nhưng dư âm của những cảm xúc thăng hoa, khoảnh khắc đáng nhớ và kỷ niệm đẹp sẽ mãi đọng lại trong trái tim mỗi người tham dự. Từ sân golf - nơi chứng kiến những cú đánh đẳng cấp, đến hành trình phát triển của Eximbank, tất cả đều hướng về một tương lai rực rỡ, bền vững và tràn đầy niềm hân hoan.Chân thành cảm ơn các golfer, đối tác và nhà tài trợ đã đồng hành tạo nên một giải đấu không chỉ thăng hoa về mặt thể thao mà còn đong đầy những giá trị tinh thần. Một sự kiện đáng nhớ, một hành trình thăng hoa cảm xúc, như lời chúc gửi gắm cho một năm mới tràn đầy niềm vui, sức khỏe viên mãn và thành công rực rỡ.
Người nuôi cá bổi U Minh khốn khó vì nạn làm giả thương hiệu
Tại hội thảo "Chuyển đổi xanh trong khu công nghiệp để phát triển bền vững Hải Phòng" diễn ra ngày 6.3 vừa qua, ông Dương Đình Ổn - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường TP.Hải Phòng cho biết địa phương này muốn thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon vào năm 2026. Lãnh đạo thành phố xác định sàn giao dịch này là bước chuyển tiếp giúp chính quyền và doanh nghiệp tham gia vào thị trường carbon nội địa của Việt Nam trong thời gian tới, đồng thời đẩy nhanh tốc độ giảm phát thải khí nhà kính của Hải Phòng trong lộ trình tiến tới phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050.Hải Phòng là "cái nôi" của doanh nghiệp sản xuất xe điện duy nhất và lớn nhất Việt Nam hiện nay - VinFast. Sàn giao dịch carbon tại Hải Phòng là điều kiện quan trọng giúp VinFast có thể thực hiện mục tiêu đạt 200.000 tỉ đồng doanh thu và đạt 4.500 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế mà Chủ tịch HĐQT Vingroup đã đề ra tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024 của doanh nghiệp này. Ông Phạm Nhật Vượng tiết lộ mục tiêu hoàn toàn khả thi bởi VinFast có thể bán chứng chỉ carbon không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước khác. Trên thế giới, Tesla - công ty sản xuất xe điện và năng lượng sạch của Mỹ - đang dẫn đầu cuộc đua bán tín chỉ carbon xe điện. Theo Green Earth, báo cáo thu nhập mới nhất của Tesla cho thấy, doanh thu tín dụng carbon tăng vọt lên mức kỷ lục. Chỉ trong một quý, Tesla đã tạo ra 692 triệu USD từ việc bán các khoản tín dụng theo quy định, chiếm gần 30% thu nhập ròng của công ty. Trong cả năm 2024, con số đó tăng vọt lên 2,76 tỉ USD, phản ánh mức tăng kỷ lục 54% so với năm 2023. Đáng nói, doanh thu từ bán tín chỉ carbon đã "cứu" Tesla trong cả năm 2024 bởi thu nhập ròng của hãng xe điện này năm trước giảm tới 23%. Lượng xe giao cũng giảm nhẹ, củng cố mối lo ngại về nhu cầu thị trường thay đổi và cạnh tranh gia tăng.Thành công của Tesla trên thị trường tín dụng carbon bắt nguồn từ khả năng tạo ra tín chỉ phát thải bằng cách bán xe không phát thải. Các nhà sản xuất ô tô không đạt được mục tiêu theo quy định, đặc biệt là ở Hoa Kỳ, châu Âu và Trung Quốc, phải mua tín chỉ để tránh bị phạt. Cụ thể, lộ trình giảm thải với phương tiện giao thông của Liên minh châu Âu (EU) quy định, từ năm 2025, mức phát thải carbon từ ô tô phải giảm gần 24% so với giai đoạn 2019 - 2023, xuống 93,6g CO2 trên mỗi km. Trong 10 hãng xe lớn nhất thế giới (trừ Tesla), có 9 nhà sản xuất không đạt tiêu chuẩn này, chuyên trang Carbon Credits thống kê. BMW, Kia, Stellantis cần cắt giảm 9 - 11%. Trong đó, các xe Volkswagen và Ford cách ngưỡng quy định xa nhất, ở mức 21%. Mua tín chỉ carbon là một giải pháp khi không đáp ứng được quy định giảm thải.Kể từ 2017, tổng thu nhập của hãng xe điện Mỹ từ các giao dịch tín chỉ tăng vọt lên hơn 10,4 tỉ USD. Các nhà sản xuất ô tô Stellantis, Toyota, Ford, Mazda và Subaru đang tham gia vào nhóm mua của Tesla. Trong khi đó, Mercedes hợp tác với Polestar, Volvo Cars và Smart.Chiếu từ câu chuyện của Tesla sang VinFast, chuyên gia kinh tế Trần Anh Tùng (Trưởng ngành Quản trị kinh doanh, khoa Quản trị kinh doanh Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM) nhìn nhận: Ngành xe điện Việt Nam đang chứng kiến sự tăng trưởng ấn tượng. Năm 2024, doanh số xe điện đạt khoảng 97.000 chiếc, chiếm 17,6% tổng doanh số ô tô, tăng mạnh so với 8,6% năm 2023 và 2,2% năm 2022. Dự báo, doanh số xe điện tại Việt Nam sẽ đạt 65.000 xe vào năm 2030, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm khoảng 26% trong giai đoạn 2023 - 2032. Các hãng xe điện lớn như Tesla đã tận dụng tín chỉ carbon để tăng doanh thu. VinFast, hãng xe điện hàng đầu Việt Nam hoàn toàn nên xem xét tham gia thị trường tín chỉ carbon quốc tế, mở ra cơ hội tăng trưởng doanh thu và thúc đẩy phát triển bền vững."Việc phát triển tín chỉ carbon trong ngành xe điện tại Việt Nam không chỉ là đem về nguồn lợi triệu USD, tỉ USD cho doanh nghiệp mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc giảm phát thải khí nhà kính và thúc đẩy chuyển đổi xanh. Dự án thí điểm của Selex Motors, triển khai 90.000 xe máy điện trong giai đoạn 2024 - 2028, dự kiến giảm khoảng 43.000 tấn CO₂ mỗi năm. Việt Nam đặt mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và đang xây dựng thị trường tín chỉ carbon, dự kiến thí điểm từ năm 2025 và vận hành sàn giao dịch vào năm 2028. Việc tham gia thị trường này không chỉ tạo nguồn thu mới cho doanh nghiệp mà còn khuyến khích đầu tư vào công nghệ sạch, nâng cao năng lực cạnh tranh và góp phần thực hiện các cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu. Đây mới là nguồn lợi thực sự lớn" - ông Trần Anh Tùng chỉ rõ.GS-TS Võ Xuân Vinh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh doanh (Đại học Kinh tế TP.HCM) cho rằng, VinFast nói riêng cũng như Việt Nam nói chung giờ mới đặt mục tiêu tham gia thị trường tín chỉ carbon là hơi trễ. Bởi, sau một thời gian Mỹ và các nước châu Âu siết chặt điều kiện về môi trường, các công ty xe điện truyền thống sử dụng động cơ đốt trong từ chỗ phải mua tín chỉ carbon để bù trừ, nay đã bắt đầu chuyển đổi cả mô hình lẫn công nghệ. Họ cũng thúc đẩy xe giảm thiểu phát thải, đưa ra nhiều loại hình xe sử dụng nhiên liệu sạch nên nhu cầu mua tín chỉ sẽ giảm dần. Một thị trường đầy tiềm năng và dư địa lớn là Trung Quốc thì các công ty xe điện của họ quy mô rất lớn, có thể tự "cân" được. Nhìn chung, VinFast sẽ chỉ còn dư địa lớn tại các thị trường lân cận mà VinFast đang phát triển rất mạnh như Indonesia, Philippines... và đặc biệt là thị trường trong nước. Những nhà sản xuất xe hơi trong nước, nhập khẩu xe của Toyota, Ford, có hãng xe ở Việt Nam cũng đang chịu áp lực chuyển đổi năng lượng, tăng hình thái xe sử dụng điện và họ sẽ là những khách hàng tiềm năng."Nhìn chung, để kỳ vọng việc bán tín chỉ carbon mang lại doanh thu tăng đột biến như Tesla thời gian qua thì khá khó khăn, tiềm năng thị trường không còn quá lớn như trước. Song, mục đích lớn nhất của việc bán tín chỉ carbon là giảm thiểu năng lượng phát thải, chuyển đổi xanh, góp phần bảo vệ môi trường. Do đó, việc các doanh nghiệp tham gia vào thị trường tín chỉ carbon, Việt Nam xây dựng và phát triển thị trường tín chỉ carbon là cần thiết, phải làm càng sớm càng tốt" - GS-TS Võ Xuân Vinh nhấn mạnh.Cũng theo vị chuyên gia này, đối với thị trường nước ngoài, chỉ cần các doanh nghiệp Việt có đầy đủ xác nhận về quy trình, tiêu chuẩn thì có thể tham gia ngay thị trường tự nguyện. Tuy nhiên, với thị trường nội địa thì cần sự hỗ trợ từ nhà nước về mặt định hướng, chính sách. Cụ thể, nhà nước cần đẩy nhanh quá trình hình thành sàn giao dịch tín chỉ carbon. Theo Đề án thành lập và phát triển thị trường carbon tại Việt Nam, sàn giao dịch carbon trong nước sẽ vận hành thí điểm từ tháng 6.2028, trước khi hoạt động chính thức từ năm 2029. Cần đẩy nhanh hơn nữa, rút ngắn lộ trình này. Sàn giao dịch này không chỉ đơn thuần hỗ trợ ngành xe điện mà sẽ là công cụ giúp Việt Nam đẩy nhanh chuyển đổi xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero vào năm 2050.Song song, cần đặt ra áp lực rào cản về mặt pháp lý, áp dụng quy định yêu cầu các doanh nghiệp, nhà sản xuất trong nước và nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam phải đáp ứng tiêu chuẩn về khí thải, về chuyển đổi xanh. Đây là kinh nghiệm qua những bài học thành công từ các nước. Doanh nghiệp nào không bắt kịp xu hướng, không thay đổi sẽ bị phạt, nếu không thì phải mua tín chỉ carbon. Mục tiêu không phải giúp doanh nghiệp bán tín chỉ kiếm lời mà là tạo sức ép cho các nhà sản xuất phải thay đổi công nghệ, mô hình kinh doanh, giảm phát thải. Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế Trần Anh Tùng đề xuất thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon từ năm 2025 và vận hành chính thức vào năm 2028. Ngoài ra, cần ban hành các quy định yêu cầu các nhà sản xuất và nhập khẩu ô tô đạt tỷ lệ nhất định về xe không phát thải, thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ xe điện. Việc áp dụng các tiêu chuẩn phát thải CO₂ bắt buộc đối với doanh nghiệp, yêu cầu mua tín chỉ để bù đắp lượng phát thải vượt mức cho phép, cũng là cần thiết. Hơn nữa, khuyến khích hợp tác quốc tế theo Điều 6 của Thỏa thuận Paris sẽ thu hút đầu tư cho xe điện, giúp triển khai các dự án xe điện hiệu quả và bền vững. Đồng thời, cần cải thiện hạ tầng trạm sạc xe điện, giảm giá thành xe điện và nâng cao nhận thức người tiêu dùng thông qua các chiến dịch tuyên truyền và hỗ trợ tài chính. Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Nghiên cứu thị trường của Oto.com.vn, năm 2024, doanh số ô tô điện (EV) và hybrid (HEV) tại Việt Nam đạt 97.000 xe, chiếm 22% tổng thị phần xe du lịch. Trong đó, ô tô điện chiếm khoảng 90.000 xe và ô tô hybrid chiếm khoảng 7.000 xe. Tính đến cuối 2024, tỷ lệ xe xanh đạt 15 - 20% và dự báo con số này tiếp tục tăng lên 25 - 30% vào năm 2025.